EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-strict.dtd"> Thổ đương quy

Thổ đương quy

Thổ đương quy, Ðộc hoạt - Aralia cordata Thunb., thuộc họ Nhân sâm - Araliacaeae.

Mô tả: Cây sống lâu năm, rễ dài và nạc; thân mọc thẳng đứng, có nhiều cành, cao khoảng 1m. Lá kép 2-3 lần lông chim, có thể dài 30-40cm; lá chét hình trái xoan hay dạng tim, nhọn mũi, dài 4-12cm, rộng 2-9cm, có lông, mép có răng cưa nhọn. Cụm hoa tán kép, cuống tán kép dài 4,5-11cm, tán nhỏ gồm 20-35 hoa màu trắng hay vàng nhạt. Quả mọng hình cầu dài 2-3cm.

Ra hoa tháng 7-8.

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Araliae Cordatae. Có khi dùng toàn cây.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Trung Quốc, Triều Tiên và nhiều nơi ở Nhật Bản, trồng ở vườn và ruộng để lấy rễ, có vị thơm, đắng và dễ chịu, dùng làm rau ăn. Ở nước ta, có thể có ở Lào cai và Hà Giang. Người ta thu hái rễ, rửa sạch, phơi khô. Rễ khô thường có dạng chẻ ngón với 5-7 nhánh dài tới 20-25cm, mềm và màu vàng vàng.

Thành phần hóa học: Có tinh dầu thơm rất đặc trưng, còn có asparagin, pentosan, guanin và xanthin. Các chồi mang lá chứa 1,1% protein, 0,4% lipid, 0,8% glucid, 0,55% tro. Rễ chứa 1-Kaur-16-en-19-oic acid, 16, 17-dihydroxy-16-(-1- kauran-19-oic acid; l-Pimara-8 (14), 15 dien-19-oic acid; 1-pimara-8 (14), 15-dien-19-ol.

Tính vị, tác dụng: Thân rễ và rễ có vị cay, tính ấm, không độc; có tác dụng trừ phong hoà huyết, phát hãn trấn thống, lợi niệu tiêu thũng, lưu phong bổ hư. Toàn cây giải nhiệt, cường tráng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ dùng làm rau ăn.

Các chồi tược non cũng dùng làm rau ăn sống với muối hoặc luộc chín ăn với tương (đậu nành) rất được ưa chuộng ở Nhật Bản.

Ở Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, thường được dùng trị bệnh phụ nữ làm tăng sự kích thích sinh sản. Còn dùng trị chứng hao mòn, sốt thương hàn, hen suyễn và các bệnh phụ nữ gây ra do sinh đẻ. Người ta cũng dùng nước sắc và rượu thuốc làm thuốc bổ và được dùng chữa bệnh đau lưng, đau khớp, nhức đầu. Liều dùng uống trong 8-10g; dùng ngoài nấu nước rửa.



http://caythuoc.net/cay-thuoc/9999/2813
http://chothuoc24h.com