EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-strict.dtd"> Dây chiều Ấn Độ

Dây chiều Ấn Độ

Dây chiều Ấn Độ - Tetracera indica (Christm. et Panzer) Merr. (T. assa DC.), thuộc họ Sổ - Dilleniaceae.

Mô tả: Dây leo cao 2-5m, nhánh non có lông. Lá có phiến hình bầu dục dài 10-20cm, đầu có mũi, hẹp dần về phía cuống, nhẵn, hơi ráp, mép có răng thưa. Chuỳ ít hoa ở nách hay ở ngọn. Hoa màu trắng, rộng 2,5cm; lá đài không lông ở mặt trong, nhị nhiều; số lá noãn 3-4. Quả đại tròn tròn; hạt có áo hạt rìa, dài 1cm.

Hoa quả tháng 6-10.

Bộ phận dùng: Dây, rễ, lá – Caulis, Radix et Folium Tetracerae Indicae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Malaixia. Ở nước ta cây mọc ở bờ bụi, ven rừng nhiều nơi ở miền Nam nước ta, từ Đồng Nai tới Côn Đảo.

Tính vị, tác dụng: Cũng như Dây chiều.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Malaixia, lá và rễ giã nhỏ dùng đắp trị ghẻ ngứa. Ở Campuchia, toàn cây được dùng làm thuốc lợi tiểu bằng cách phối hợp với các vị thuốc khác, trị bệnh lậu và bệnh phù thũng có nguồn gốc gan và thận, và chế các vị thuốc sắc hỗn hợp như thuốc hạ nhiệt trị sốt, bổ và lọc máu. Ở Philippin và Ấn Độ, người ta dùng nước hãm dây lá uống trong trị xuất huyết phổi và dùng nấu nước súc họng để trị các đốm trắng do viêm miệng (aptơ).



http://caythuoc.net/cay-thuoc/9999/1954
http://chothuoc24h.com