EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-strict.dtd"> Thông nước

Thông nước

Thông nước, Thủy tùng - Glyptostrobus pensilis (Staunton) K. Koch, thuộc họ Bụt mọc - Taxodiaceae.

Mô tả: Cây gỗ to, nửa thường xanh, cao 20-30 (35)m, đường kính ngang ngực 60-70 (-120) cm. Tán hình nón hẹp. Vỏ ngoài nâu xám, thịt vỏ hồng. Lá có hai kiểu: trên cành con, chồi đông của lá hình vẩy, dài khoảng 4mm, mùa đông không rụng, trên cành nhỏ bên, lá hình dùi dạng dải, dài 6-10mm, hai bên dẹt, thường xếp hình lông chim, mùa đông rụng. Nón đực cái cùng gốc nhưng mọc riêng rẽ ở đầu cành. Nón đực nhỏ, vẩy với 6-9 túi phấn ở dưới. Nón cái hình bầu dục dạng trứng có 20-22 vẩy lá bắc, vẩy hạt hoá gỗ, gốc hạt có cành dài, hướng xuống phía dưới.

Hoa tháng 2, quả tháng 10-12.  

Bộ phận dùng: Cành lá và quả - Ramulus et Fructus Glyptostrobi Pensilis.

Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp ở các sình Krong Pắc, Ea H'leo, Buôn Hồ thuộc tỉnh Đắc Lắc.

Thành phần hóa học: Vỏ cây chứa tanin.

Tính vị, tác dụng: Vị nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, khư phong trừ thấp, thu liễm chỉ thống, sát trùng chỉ dương.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Gỗ Thông nước rất có giá trị, dùng làm đồ gia dụng cao cấp; bút chì, cán dao, đồ mỹ nghệ, đồ dùng văn phòng phẩm, nhạc cụ, đồ tiện khắc, diêm, phụ tùng máy, hộp thiết bị chính xác, làm nhà, làm cầu thang. Rễ cây mềm xốp, nổi trên mặt nước, dùng làm nút chai, nút phích.

Ở Trung Quốc, cành lá và quả được dùng giã nát đắp xoa trị mụn nhọt  ngoài da chảy nước, nấu nước rửa, đồng thời giã đắp. Để trị bỏng, người ta dùng vỏ đốt thành than, nghiền mịn, thêm dầu mà bôi.



http://caythuoc.net/cay-thuoc/9999/1452
http://chothuoc24h.com