EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-strict.dtd"> Thanh yên

Thanh yên

Thanh yên - Citrus medica L, thuộc họ Cam - Rutaceae.

Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, cao 2,5m đến 5m, có cành không đều, rẽ đôi; gai ngắn; nhánh non nhuốm màu tim tím. Lá không rụng, xoan thuôn, có răng cưa ở mép, không có khớp trên cuống. Hoa thơm, to, màu trắng ở trong, màu tím đỏ nhiều hay ít ở ngoài, với 30-40 nhị; tập hợp ở nách các lá phía trên thành chuỳ ở ngọn. Quả rất to 12-20 x 8-12cm, xoan thuôn, màu vàng chanh khi chín, thường rất sần sùi; da rất dày, mùi dịu và thơm, vỏ trong trắng dịu, nạc, tạo thành phần chính của quả; nạc không nhiều, màu trăng trắng hơi chua.

Có quả tháng 6.  

Bộ phận dùng: Quả, vỏ quả, rễ, lá - Fructus, Pericarpium, Radix et Folium Citri Medicae.

Nơi sống và thu hái: Cây của Á châu nhiệt đới, có thể là Iran, được trồng khắp nước ta. Cây không chịu lạnh dưới 7o thường trồng ở Lạng Sơn, Hà Tĩnh vào đến Ðà Lạt.

Thành phần hóa học: Từ vỏ quả, người ta chiết được tinh dầu; tinh dầu này giàu linonen, còn có dipenten, một chất phát quang có thể là citrapten, citral, một aldehyd. Nạc của quả chứa hesperidosid như ở chanh. Từ hoa, có tinh dầu như tinh dầu Cam Neroli.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, chua, tính ấm; có tác dụng lý khí chỉ thống, hoá đàm, thư uất, lợi cách. Ở Ấn Độ, người ta cho là quả chín có tác dụng kích thích, bổ, dịch quả làm lạnh và se. Hoa và chồi lợi tiêu hóa và làm se. Rễ sát trùng, nhuận tràng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta dùng vỏ quả làm mứt kẹo, đem giầm trong đường để làm mứt. Từ vỏ quả, sẽ ép ra một chất thơm mà mùi thơm đặc biệt rất được ưa chuộng. Người ta cũng đã biết sử dụng quả Thanh yên làm thuốc từ thời Thượng cổ. Cũng như dịch Chanh, dịch của Thanh yên là một chất chống hoại huyết có hiệu quả và một thứ thuốc trị giun rất tốt; còn dùng chống nôn. Hạt cũng trừ giun, giun sán nói chung và hạ nhiệt.

Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị giun, trị táo bón và dùng trong nôn mửa, sỏi niệu đạo.

Ở Trung Quốc, Thanh yên được dùng trị tức ngực, khí nghịch gây nôn mửa, dạ dày và bụng trướng đau, ho nhiều đờm loãng.

Vỏ quả trị ho và đau vùng tâm vị. Liều dùng 40-60g vỏ hoặc 20-30g rễ hay lá, dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc:

1. Chữa đờm nước ngưng tụ ở ngoài màng tim hoặc đau vùng dưới tim: Dùng 40-60g vỏ và cùi sắc uống.

2. Chữa ho: Nhai cùi cả vỏ nuốt nước, sẽ tan đờm kết và chặn khí nghịch đưa lên mà khỏi ho.



http://caythuoc.net/cay-thuoc/9999/1433
http://chothuoc24h.com